Ảnh bìa

Quyết định số 149 Về việc ban hành Tiêu chuẩn ủy viên Ban chấp hành các cấp hội

HỘI  NGƯỜI MÙ VIỆT NAM    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

              ~~~o0o~~~                                  Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

                                                                 ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Số: 149 /2008/QĐ-TC

                                                            Hà Nội, ngày 17  tháng 4 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA BAN THƯỜNG VỤ HỘI NGƯỜI MÙ VIỆT NAM

Về việc ban hành Tiêu chuẩn ủy viên Ban chấp hành các cấp hội

 

 

BAN THƯỜNG VỤ HỘI NGƯỜI MÙ VIỆT NAM

 

-               Căn cứ Điều lệ Hội Người mù Việt Nam được Bộ Nội vụ phê duyệt tại  Quyết định số 118/QĐ-BNV ngày 20 tháng 02 năm 2008.

-               Căn cứ nghị quyết Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Hội Người mù Việt Nam nhiệm kỳ VII, phiên thứ 2 ngày 14/3/2008 về việc bổ sung, sửa đổi Tiêu chuẩn ban chấp hành các cấp hội.

 

QUYẾT ĐỊNH

 

Điều 1: Nay ban hành Tiêu chuẩn ủy viên ban chấp hành các cấp hội (sửa đổi) của Hội Người mù Việt Nam.

 

   Điều 2: Quyết định này thay thế văn bản số 181/HNM-TC ngày 9/6/2003 của Trung ương Hội và có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

 

 Điều 3: Các ông, bà Trưởng ban tổ chức, Chủ tịch các Tỉnh, Thành hội có trách nhiệm triển khai, thực hiện văn bản này.

 

 

 

 

Nơi nhận :                TM/ BAN THƯỜNG VỤ HỘI NGƯỜI MÙ VIỆT NAM

                                                                            Chủ tịch

-          Các Tỉnh, Thành hội

-          Các Ban chuyên môn

-          Trung tâm ĐTCBPHCN                                        Đã ký và đóng dấu

-          Lưu VT-TC

                                                                               Đào Soát

 

                                            

TIÊU CHUẨN ỦY VIÊN BCH CÁC CẤP HỘI

(Kèm theo Quyết định sô 149 /2008/HNM-TC ngày 17 tháng 4 năm 2008)

I/ TIÊU CHUẨN CHUNG

1/ Về phẩm chất chính trị:

a)     Có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng;

b)    Gương mẫu chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.

2/ Về đạo đức:

a)     Có phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với người mù; có tinh thần đấu tranh chống tiêu cực, chống đặc quyền đặc lợi, đoàn kết, khiêm tốn, cầu tiến bộ;

b)    Quan tâm, gần gũi, sâu sát với người mù, được quần chúng tín nhiệm.

3/ Về năng lực:

a)     Có khả năng, trình độ nắm bắt và triển khai thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; Điều lệ, quy chế, nghị quyết và các chương trình hoạt động của hội;

b)     Nhiệt tình, trách nhiệm trong công tác; năng động, sáng tạo, mang lại hiệu quả, chất lượng cao trong hoạt động;

c)     Có uy tín với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và cán bộ, hội viên;

d)    Chủ động trong công tác, luôn phấn đấu, học tập nâng cao trình độ, năng lực.

*  Ngoài ra cần có điều kiện về gia đình và sức khoẻ tạo thuận lợi trong thực hiện, triển khai các hoạt động của cấp hội.

II/ TIÊU CHUẨN CỤ THỂ

1/ Quận, huyện, thị hội:

a)     Trình độ chữ Braille hết chương trình M2;

b)    Trình độ văn hoá hết trung học cơ sở;

c)     Tuổi đời không quá 60;

d)    Đã được UBND huyện hoặc Tỉnh hội tặng giấy khen trở lên.

2/ Tỉnh, thành hội:

a)     Sử dụng thành thạo chữ Braille trong công tác, đã được đào tạo tại Trung tâm Đào tạo cán bộ-Phục hồi chức năng của Trung ương hội hoặc trường chính trị của địa phương;

b)    Văn hoá hết trung học cơ sở trở lên; đã vào hội ít nhất là 03 năm;

c)      Tuổi đời:                                           

- Thành phần đại diện không quá 60;

- Thành phần chuyên trách và tiêu biểu không quá 65.

d)    Đã được UBND tỉnh, thành hoặc Trung ương hội tặng bằng khen trở lên.

3/ Trung ương hội:

a)     Sử dụng thành thạo chữ Braille trong công tác;

b)    Đã qua chương trình quản lý hành chính hoặc chính trị của Nhà nước;

c)     Trình độ văn hoá hết phổ thông trung học trở lên;

d)    Đã được Chính phủ hoặc Trung ương hội tặng bằng khen trở lên;

e)     Tuổi đời không quá 65.

4/ Thành phần tiêu biểu trong các cấp hội:

a)     Phải đạt các tiêu chuẩn nêu trên;

b)    Là người có công với đất nước, với tổ chức hội, có nhiều thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong công tác;

c)     Đã được Trung ương hội, Chính phủ hoặc UBND tỉnh tặng bằng khen trở lên;

d)    Là hội viên trẻ phải có trình độ văn hoá hết phổ thông trung học trở lên, có nhiệt tình, phẩm chất đạo đức tốt, tâm huyết với tổ chức hội.

III/ CHỦ TỊCH, PHÓ CHỦ TỊCH VÀ UỶ VIÊN THƯỜNG VỤ CÁC CẤP

1.     Có tinh thần phấn đấu, học tập nâng cao trình độ, quan tâm đến học ngoại ngữ và vi tính, sử dụng thành thạo chữ Braille trong công tác;

2.     Được  cán bộ, hội viên tín nhiệm;

3.     Được Ban thường vụ hội cấp trên trực tiếp và cấp uỷ Đảng, chính quyền của địa phương thống nhất;

4.     Với chủ tịch:

a)    Có khả năng quy tụ được cán bộ;

b)    Đảm bảo tiêu chuẩn mù mà Điều lệ và Hướng dẫn thực hiện điều lệ quy định.

IV/ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN

1/ Căn cứ nội dung tiêu chuẩn nêu trên:

a)     Những uỷ viên BCH đến độ tuổi quy định tại tiêu chuẩn cụ thể tự giác nghỉ công tác khi hêt nhiệm kỳ của cấp hội.

b)    Nếu đang là chủ tịch của các cấp hội thì có trách nhiệm cùng BCH lựa chọn, đào tạo người kế cận theo tiêu chuẩn đã quy định để thay vị trí chủ tịch và sẽ nghỉ công tác khi hết nhiệm kỳ.

c)     Những uỷ viên BCH về tuổi đời (tính từ ngày đại hội) nếu tiếp tục công tác được 2,5 năm trở lên mới đến tuổi quy định, đảm bảo tiêu chuẩn, có uy tín, được cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và cán bộ hội viên tín nhiệm vẫn được cơ cấu tham gia Ban chấp hành khoá sau nhưng khi đến tuổi quy định sẽ nghỉ công tác.                                                                                         

d)    Với những cấp hội mới thành lập hoặc ở địa bàn vùng sâu vùng xa, cán bộ hội phải đạt được nội dung nêu trong tiêu chuẩn chung, trong hoạt động phải phấn đấu để đạt các tiêu chuẩn cụ thể theo quy định vào nhiệm kỳ sau.

e)     Những cán bộ đương nhiệm đã có quá trình công tác, có nhiều kinh nghiệm hoạt động hội, được hội viên tín nhiệm nhưng chưa đạt tiêu chuẩn về văn hoá thì vẫn được cơ cấu nhưng phải tham gia học tập ở các lớp học chữ Braille, lớp cán bộ của Trung ương hội hay Trung tâm giáo dục thường xuyên của địa phương.

2/ Những trường hợp đặc biệt:

a)     Nếu cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương và BCH có văn bản đề nghị, Ban thường vụ hội cấp trên trực tiếp đồng ý thì có thể cơ cấu  người cao tuổi hơn hoặc chưa thật đủ tiêu chuẩn vào BCH nhiệm kỳ mới, nhưng không quá ½ nhiệm kỳ.

b)    Đối với những uỷ viên BCH hiện đang hưởng chế độ lương (hoặc tương đương) và chế độ BHXH của Nhà nước, khi đến 55 tuổi (đối với nữ) hoặc 60 tuổi (đối với nam) thì nghỉ theo chế độ Nhà nước quy định. Trường hợp cơ quan chức năng của địa phương và BCH có yêu cầu thì có thể tiếp tục công tác cho đến mức tuổi quy định của hội hay hết nhiệm kỳ.

c)     Trong quá trình hiệp thương, nếu chủ tịch đương nhiệm của hội cấp dưới đã quá tuổi quy định của hội hay không được tín nhiệm nên không được giới thiệu vào thành phần đại diện của BCH hội cấp trên, hoặc cấp hội đó đã quá nhiệm kỳ mà chưa Đại hội thì sẽ không đưa vào danh sách hiệp thương BCH mới để trình Đại hội.

d)    Những vấn đề nảy sinh mà cấp hội không tự giải quyết được thì Ban thường vụ hội cấp trên trực tiếp trao đổi, thống nhất với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quyết định.

      Các cấp hội có trách nhiệm quán triệt và thực hiện tốt quy định về tiêu chuẩn ủy viên BCH này. Trong quá trình thực hiện có vướng mắc phản ảnh về Trung ương hội nghiên cứu, giải quyết./.

 

TM/BAN THƯỜNG VỤ TRUNG ƯƠNG HỘI

                                                                                               CHỦ TỊCH

 

                                                                       Đã ký và đóng dấu

  

                                                                                                   Đào Soát