Ảnh bìa

Dự thảo Báo cáo nhiệm kỳ - lần 1

 HỘI NGƯỜI MÙ VIỆT NAM

 
 
 

 


    Số:       /BC-HNM

        CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

              Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 
 
 

 


                        Hà Nội, ngày     tháng     năm 2022

 

 

 

Dự thảo

 

       

 

PHÁT HUY TINH THẦN ĐOÀN KẾT, NĂNG ĐỘNG, SÁNG TẠO

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI NỘI DUNG, PHƯƠNG THỨC, NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG,

 HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HỘI, VÌ SỰ TIẾN BỘ CỦA NGƯỜI MÙ

(Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Hội khoá IX

tại Đại hội đại biểu Hội Người mù Việt Nam khóa X)

 

Nhiệm kỳ IX Hội Người mù Việt Nam hoạt động trong bối cảnh công cuộc đổi mới của Đất nước đang trên đà phát triển ổn định và đạt được nhiều thành tựu rất quan trọng về kinh tế; Quốc phòng, an ninh được giữ vững, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Trong nhiệm kỳ cũng diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của Đất nước: Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, bầu cử Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp. Chính sách an sinh xã hội chăm lo cho người nghèo, người khuyết tật được quan tâm. Bên cạnh đó hậu quả đặc biệt nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 cũng như thiên tai, bão lụt xảy ra liên tiếp gây thiệt hại nặng về người, tài sản và mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội… đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người dân cả nước nói chung và người mù nói riêng.

Trong xu thế phát triển chung, được tạo điều kiện, giúp đỡ từ Đảng, Nhà nước, MTTQ Việt Nam và cộng đồng xã hội cùng sự sáng tạo, vượt khó của tập thể cán bộ, hội viên người mù cả nước. Hội người mù Việt Nam đã bám sát chủ đề Đại hội lần thứ IX “Phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Hội, vì sự tiến bộ của người mù”, triển khai nhiều hoạt động góp phần xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh, đời sống vật chất, tinh thần của người mù ngày càng được nâng lên; cán bộ, hội viên có thêm điều kiện thuận lợi, khắc phục khó khăn, quyết tâm thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch theo tinh thần nghị quyết Đại hội IX đề ra.

 

Phần 1

KẾT QUẢ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI LẦN THỨ IX (2017 - 2022)

I. CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “Cán bộ nào, phong trào đó” để nhấn mạnh sự quan trọng của công tác cán bộ. Thực tiễn cho thấy, công tác xây dựng và phát triển cán bộ vô cùng quan trọng. Những nơi tổ chức Hội phát triển, cán bộ Hội có năng lực, nhiệt tình, sâu sát với công việc thì ở đó người mù được chăm sóc tốt hơn, vì vậy công tác tổ chức Hội luôn được coi là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt để phát triển Hội.

1. Công tác củng cố, phát triển tổ chức

Ngay sau đại hội IX, Ban Thường vụ Trung ương Hội đã tiến hành bố trí sắp xếp phân công nhiệm vụ, ban hành quy chế hoạt động của Ban chấp hành, Ban thường vụ, tăng cường cán bộ chuyên trách các mảng chuyên môn cũng như vùng miền để đảm bảo công tác điều hành, chỉ đạo; ban hành văn bản hướng dẫn các Tỉnh, Thành Hội tổ chức học tập Nghị quyết Đại hội, Điều lệ Hội. Rà soát lại một số văn bản đã ban hành để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình hoạt động hiện nay của Hội cũng như quy định của Nhà nước.

Để các nội dung bám sát với xu thế, với tình hình chung của Đất nước và quốc tế, Tiểu ban soạn thảo Điều lệ đã hoàn thiện dự thảo Điều lệ khóa X, nhiệm kì (2022 - 2027).

Kết luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) “về hội quần chúng” và Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương( khóa XII) về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Công tác phát triển Hội gặp rất nhiều khó khăn vì những nơi chưa thành lập Hội là những tỉnh nghèo, vùng sâu vùng xa, nhận thức của chính quyền địa phương về giúp đỡ người khuyết tật còn hạn chế, những Hội thành lập sau Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21/4/2010 không được công nhận là hội đặc thù... Nhưng với sự quyết tâm của toàn thể Ban Thường vụ, Thường trực TW Hội trong 5 năm qua đã tiến hành làm việc với một số cấp ủy, chính quyền tháo gỡ khó khăn như tình hình sáp nhập, nhân sự, tài chính ngân sách... phối hợp chỉ đạo các tỉnh, thành đại hội đúng tiến độ thời gian. Trong nhiệm kỳ đã thành lập thêm được Hội Người mù tỉnh Lạng Sơn; hiện nay Hội có 57 Tỉnh, Thành hội, 418 Huyện hội, 601 Hội xã phường, 3.023 chi hội và 74.550 hội viên. (tăng/ giảm so với nhiệm kì IX  ..... hội viên, giảm .... hội viên do già yếu qua đời....).

Điểm nổi bật trong nhiệm kỳ qua, Trung ương Hội đã phối hợp với Ban Dân vận Trung ương tổ chức Tổng kết 30 năm thực hiện Chỉ thị số 51- CT/TW ngày 12/4/1989 của Ban Chấp hành TW Đảng (khóa VI) về việc “giúp đỡ Hội Người mù Việt Nam”. Để Hội nghị Tổng kết diễn ra đầy đủ các nội dung, TW Hội đã làm việc với lãnh đạo Ban Dân vận TW, Ủy ban MTTQ Việt Nam, Bộ Nội vụ, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội... xây dựng kế hoạch, triển khai các bước tiến hành tổng kết, khảo sát việc thực hiện Chỉ thị tại 06 tỉnh: Sơn La, Thái Bình, Bình Định, Phú Yên, Long An, Bình Phước. Tại Hội nghị, Hội vinh dự được đón Đồng chí Trương Thị Mai: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư TW Đảng, Trưởng Ban Dân vận TW đến dự và phát biểu chỉ đạo, cùng lãnh đạo Ủy ban MTTQ Việt Nam, Ban Dân vận TW, đại biểu của các Bộ, Ngành, Ban Dân vận các tỉnh, thành... Trên cơ sở đó Ban Bí thư đã ban hành Chỉ thị số 39-CT/TW ngày 01/11/2019 về Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác người khuyết tật; Kết luận số 58-KL/TW ngày 12/9/2019 về độ tuổi tham gia công tác hội; Kết luận số 32-KL/TW ngày 30/3/2022 về tiêu chuẩn, điều kiện đối với lãnh đạo hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ. Các văn bản đã làm tiền đề cho các hoạt động của Hội Người mù nói riêng và các Hội của và vì người khuyết tật nói chung. TW Hội đã ban hành Quyết định 77/QĐ-HNM ngày 12/4/2022 về việc Ban hành tiêu chuẩn Ủy viên Ban chấp hành các cấp hội (thay thế Quyết định số 431/2018/QĐ-HNM ngày 18/12/2018) cho phù hợp với tình hình hoạt động Hội trong giai đoạn hiện nay.

Ban hành Quy chế Thi đua - Khen thưởng (sửa đổi) theo Quyết định số 432/QĐ-HNM ngày 18/12/2018 cho phù hợp với các văn bản quy phạm của Nhà nước và hoạt động Hội. Công tác Thi đua - Khen thưởng của Hội luôn bám sát nguyên tắc khen thưởng là: kịp thời, chính xác, công khai, công bằng. Trong nhiệm kì IX Hội đã tặng ..... Kỉ niệm chương..... Bằng khen cho các tập thể, cá nhân trong Hội và các Mạnh thường quân. Cờ thi đua của Hội mỗi năm được xét tặng cho 06 đơn vị xuất sắc toàn diện đại diện cho 3 vùng, miền Bắc - Trung - Nam, từ năm 2017 đến nay đã tặng 27 Cờ thi đua cho các đơn vị. Năm 2020 các cấp Hội đã tổ chức thành công Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ III. Đại hội đã đánh giá những kết quả đạt được, tôn vinh những điển hình tiên tiến, những tấm gương tiêu biểu trong phong trào Thi đua yêu nước. Chỉ ra tồn tại, hạn chế, rút ra bài học kinh nghiệm và đề ra phương hướng tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng thi đua khen thưởng. Bên cạnh công tác TĐKT của Hội, Hội còn tích cực tham dự Đại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X, kỷ niệm 90 năm ngày truyền thống Dân vận, 90 năm ngày truyền thống MTTQ Việt Nam...  

Tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hội (17/4/1969 - 17/4/2019). Tại buổi lễ, Hội cũng vinh dự được đón tiếp các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ, các Bộ, Ngành TW và địa phương, Chủ tịch Hiệp hội Người mù Châu Á - Thái Bình Dương, Hội Người mù Thái Lan cùng các thế hệ cán bộ, hội viên trong Hội. Hội người mù Việt Nam vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất, Nhì, Ba cho tập thể, cá nhân trong Hội và nhận 1000 điện thoại thông minh do công ty tiến bộ quốc tế AIC tặng cho TW và các Tỉnh, Thành hội.  Buổi lễ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập Hội được truyền hình trực tiếp trên Đài truyền hình Quốc Hội.

Trong nhiệm kì các tỉnh, thành, TW Hội đã Tổng kết 10 năm thực hiện cuộc vận động “Tăng cường đoàn kết, chủ động vươn lên, bình đẳng hòa nhập với cộng đồng”, 10 năm chương trình “Hành động việc làm, xóa đói giảm nghèo”. Với sự tham dự đánh giá cao của Ban Dân vận TW, MTTQ Việt Nam, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Ủy ban Quốc gia người khuyết tật Việt Nam, Ngân hàng Chính sách xã hội Việt Nam cùng các cơ quan Đảng, chính quyền thành phố Đà Nẵng.

Đề án Cuộc vận động “Cải cách hành chính” phát động năm 2016 trong toàn Hội được hưởng ứng sôi nổi từ Trung ương đến địa phương với những nội dung chính: nâng cao trình độ cán bộ các cấp Hội; cải cách, đổi mới phương thức lề lối làm việc tránh hành chính hóa; sắp xếp bố trí bộ máy cán bộ các cấp hội gọn nhẹ đảm bảo hoạt động hiệu quả. Hội đã xây dựng chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân viên các cấp hội, cán bộ giáo viên các trung tâm đào tạo đã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu chung của Nhà nước và của Hội. Văn phòng Trung ương Hội có gần 100% cán bộ hưởng lương bậc chuyên viên đã có chứng chỉ chuyên viên, 80,6% cán bộ công nhân viên có trình độ Đại học và trên Đại học, 05 cán bộ có chứng chỉ chuyên viên chính, 04 cán bộ làm công tác quản lý đã học lớp Trung cấp lý luận chính trị, 01 cán bộ quản lý đang học Thạc sĩ chuyên ngành Chính sách công, 01 cán bộ có chứng chỉ Quản lý nhà nước về báo chí. Đối với Trung tâm Đào tạo cán bộ PHCN có 100% giáo viên trình độ đại học trong đó 30% trình độ thạc sỹ, 100% giáo viên có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm nghề ở trình độ cao đẳng. Và rất nhiều nội dung khác trong Đề án Cải cách hành chính đã được minh chứng rất rõ ràng trong Hội nghị sơ kết 05 năm thực hiện Đề án cuộc vận động Cải cách Hành chính.

Thành Lập Ban chỉ đạo Cải cách hành chính của TW Hội đóng góp vào Đề án vị trí việc làm của Hội, góp ý vào Đề án sắp xếp bộ máy hành chính của Bộ Nội vụ, báo cáo việc thực hiện Kết luận số 58-KL/TW ngày 12/9/2019 của Ban Bí thư TW và Hướng dẫn số 30-HD/BTCTW ngày 13/4/2020, Hướng dẫn thực hiện Kết luận số 58-KL/TW của Ban Bí thư TW Đảng về độ tuổi tham gia công tác hội. Các cấp Hội tham gia đóng góp ý kiến vào văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của MTTQ Việt Nam khóa IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024; tham gia hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, Học tập Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XIII, thực hiện kế hoạch hành động của Ban Dân vận TW, MTTQ Việt Nam triển khai Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, triển khai Kết luận 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị khóa XIII về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII...

Tham gia tổ chức trực tiếp, trực tuyến các hội nghị, hội thảo với các Ban, Bộ, Ngành, tổ chức trong nước và quốc tế trong việc đóng góp, xây dựng bổ sung các văn bản liên quan đến người khuyết tật, chương trình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030, thúc đẩy sớm gia nhập hiệp ước Marrakesh, phản biện, giám sát việc thực thi chính sách đi vào cuộc sống, tham dự Đại hội nhiệm kỳ Hiệp hội Người mù thế giới, Hiệp hội Người mù Châu Á - Thái Bình Dương và Diễn đàn cộng đồng Người mù ASEAN...

Công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ luôn là nhiệm vụ hàng đầu của Hội, được triển khai hàng năm thông qua các lớp bồi dưỡng cán bộ tại Trung tâm Đào tạo Cán bộ PHCN, các trung tâm bồi dưỡng cán bộ ở địa phương mở các lớp tập huấn: kỹ năng lãnh đạo, kỹ năng thuyết trình, công tác thi đua khen thưởng, nghề công tác xã hội... phục vụ cho công việc và nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ.

Thúc đẩy phong trào hoạt động Hội phát triển, Trung ương Hội đã chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, kết hợp tốt thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng, Mặt trận và của Hội như: “Đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị phát động; “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh” do Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phát động và các phong trào hoạt động Hội. Vai trò lãnh đạo của cấp ủy, chi bộ Đảng các cấp phối hợp với các tổ chức đoàn thể: công đoàn, đoàn thanh niên, phụ nữ... hoạt động có hiệu quả, đảm bảo tính đoàn kết, thống nhất, tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ...

2. Công tác Kiểm tra

Công tác Kiểm tra có nhiều chuyển biến tích cực. Ban Kiểm tra các cấp Hội được củng cố, kiện toàn, làm việc theo quy chế. Cán bộ làm công tác kiểm tra đều trưởng thành qua hoạt động thực tế, đã tích cực học hỏi kinh nghiệm để vận dụng trong công tác, giải quyết những vướng mắc của cán bộ, hội viên và làm tốt chức năng kiểm tra, tham mưu, giám sát.

Đơn thư của cán bộ, hội viên được thụ lý và giải quyết kịp thời theo quy định của pháp luật, Điều lệ và Quy chế Kiểm tra của Hội.

Hàng năm, Ban Kiểm tra Trung ương Hội phối hợp với các phòng, ban chuyên môn, thành lập đoàn kiểm tra, đánh giá các mặt hoạt động cũng như việc chấp hành Điều lệ, Nghị quyết, Quy chế làm việc của 04 đến 05 Tỉnh, thành hội. Đa số các đơn vị tổ chức, thực hiện tốt các hoạt động chuyên môn, Điều lệ Hội, hồ sơ, sổ sách, văn thư lưu trữ theo quy định. Nhiều Tỉnh hội, tổ chức kiểm tra theo định kỳ, kiểm tra chéo giữa các đơn vị, đó cũng là dịp để các đơn vị trao đổi kinh nghiệm và giúp nhau hoàn thiện hơn các mặt hoạt động, vì vậy hoạt động Hội có nhiều đổi mới và nâng cao hiệu quả.

II. CHƯƠNG TRÌNH VIỆC LÀM VÀ ĐỜI SỐNG

1. Chương trình tạo việc làm và tổ chức sản xuất

Triển khai với mô hình chính là sản xuất tập trung và sản xuất tại gia đình, với định hướng: Nghề tẩm quất xoa bóp là nghề chính, nghề mũi nhọn; Sản xuất thủ công, làm tăm chổi là nghề truyền thống; Chăn nuôi trồng trọt là nghề chủ đạo ở nông thôn. Trên cơ sở đó các đơn vị đã thành lập các mô hình hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, trung tâm, tổ, nhóm sản xuất... tạo việc làm thường xuyên mang lại thu nhập cho hội viên. Trong toàn Hội hiện nay quản lý 393 cơ sở sản xuất tập trung (269 cơ sở tẩm quất xoa bóp, 124 CSSX thủ công) và 139 tổ nhóm sản xuất thủ công dưới 10 người, thu hút 4.483 lao động, mức thu nhập bình quân của nghề thủ công là 1,93 triệu đồng/người/tháng, riêng nghề xoa bóp bấm huyệt đạt 3 triệu đồng/người/tháng, người có tay nghề cao thu nhập từ 5 đến 7 triệu đồng/người/tháng, ngoài ra có 758 tổ nhóm xoa bóp do hội viên tự đứng ra quản lý, thu hút 3.008 lao động. Tổng doanh thu trong nhiệm kỳ đạt 561,927 tỷ đồng (trong đó doanh thu cơ sở đạt 503,990 tỷ đồng, doanh thu tổ nhóm đạt 57,937 tỷ đồng), doanh thu cơ sở tăng gần 50 tỷ đồng so với nhiệm kỳ trước, tương đương 9,8%. So với nhiệm kỳ trước, số cơ sở xoa bóp tăng 26 cơ sở tương đương 9,7%, số lao động tăng 118 người. Ngoài các ngành nghề truyền thống và có thế mạnh phù hợp với số người lao động trẻ tuổi có sức khoẻ và kỹ thuật thì một số cơ sở đã tìm thêm một số nghề mới phù hợp với khả năng số đông người mù như làm tăm, đũa, hương bằng máy cho năng suất cao hơn thu nhập được cải thiện. Một số hội viên trẻ thành công trong việc bán hàng online, dạy Tiếng Anh, phiên dịch, dãn nhãn dữ liệu, công tác xã hội... Tuy nhiên từ năm 2020 đến nay do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên một số cơ sở phải đóng cửa trong một thời gian, vì vậy việc làm và doanh thu của các cơ sở giảm đi đáng kể vào những năm cuối nhiệm kỳ (Doanh thu năm 2020, 2021 lần lượt giảm 3,8% và 30% so với doanh thu trung bình 4 năm 2018-2021)

2. Chương trình vay vốn từ Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm

Với nguồn vốn vay được triển khai từ năm 1992 đến nay, trải qua 30 năm thực hiện chương trình các cấp Hội đã và đang quản lý hiệu quả nguồn vốn vay. Với tổng số vốn Trung ương Hội đang quản lý là 51,651 tỷ đồng (năm 2018 được bổ sung thêm 2 tỷ đồng), vốn kênh địa phương là 13,274 tỷ đồng. Được cho vay theo mô hình hộ gia đình, hoặc các cơ sở sản xuất tập trung tới 51 Tỉnh, Thành hội. Tạo việc làm cho 10 nghìn lao động chủ yếu là người mù. Cơ chế quản lý cho vay vốn có nhiều đổi mới, đơn giản hơn đã tạo ra sự thông thoáng, hiệu quả đối với chương trình. Các dự án vay vốn đúng đối tượng, sử dụng đúng mục đích, diện vay vốn rộng, được quay nhiều vòng, hoàn trả đúng kỳ hạn, hầu hết không có hiện tượng khó trả. Hiện nay số nợ quá hạn là 30 triệu đồng, chiếm 0,058%. Được cơ quan quản lý Nhà nước và Ngân hàng Chính sách Xã hội đánh giá cao hiệu quả của chương trình và là đơn vị có tỷ lệ nợ quá hạn thấp.

Hội đã ban hành công văn số 32/HNM-LĐSX ngày 17/02/2020 quy định quản lý vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm kênh TW Hội; văn bản hướng dẫn thành lập ban quản lý vay vốn đối với một số đơn vị cấp Tỉnh, Thành và cấp cơ sở bị sáp nhập với các Hội khác ở địa phương. Bên cạnh đó một số cấp Hội chủ động phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội địa phương tổ chức lớp tập huấn, giúp cán bộ làm công tác vay vốn khi triển khai các văn bản mới của Nhà nước đạt hiệu quả cao. Năm 2022 tổ chức thành công Hội nghị tổng kết 30 năm vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm.

Trung ương Hội đã tham gia, đóng góp ý kiến trong các hội nghị, hội thảo của Nhà nước và các Bộ, Ngành về việc làm, vốn vay và phối hợp với Ngân hàng Chính sách Xã hội Trung ương, tháo gỡ những vướng mắc ở địa phương. Kiểm tra đánh giá việc thực hiện, triển khai các chương trình việc làm, vay vốn, khảo sát tình hình đời sống hội viên.

3. Công tác dạy nghề ngắn hạn

Do không có nguồn kinh phí từ Chương trình dạy nghề theo Quyết định số 1019/QĐ-TTg, ngày 5/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020, nên Trung ương Hội đã hướng dẫn các Tỉnh, Thành hội đề xuất với chính quyền địa phương tiếp tục duy trì xin kinh phí ở địa phương hoặc vận động, viện trợ bằng các nguồn khác. Trong nhiệm kỳ đã mở được 329 lớp, dạy nghề cho 4673 người, với các nghề tin học, thủ công, xoa bóp bấm huyệt, ca nhạc, chăn nuôi... tổng kinh phí là 17,978 tỷ đồng (trong đó ngân sách Nhà nước là 11,824 tỷ đồng).

Công tác Đào tạo nghề tập trung vào 3 nhóm chính đó là: Nghề xoa bóp (phù hợp và mang lại thu nhập cao cho người mù); đào tạo, phổ biến, nâng cao trình độ kỹ thuật cho lao động sản xuất, sản phẩm nông nghiệp, sản xuất hàng hóa (chăn nuôi, làm hương, đũa, tăm tre, chổi…); đào tạo nghề, phát triển năng khiếu (tin học, âm nhạc). Các lớp học đảm bảo thời gian theo giáo trình, chi tiêu tài chính đúng quy định, số người có việc làm sau đào tạo là hơn 70% (riêng nghề xoa bóp bấm huyệt tỉ lệ có việc làm đạt 95%).

Tổng kết chương trình dạy nghề theo Quyết định số 1019/QĐ-TTg, ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được, những tồn tại, vướng mắc trong quá trình triển khai và đề ra phương hướng, nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dạy nghề Chương trình đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định 1190/QĐ-TTg ngày 5/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

TW Hội tổ chức thành công Hội thảo nghề tẩm quất xoa bóp và Hội thi tay nghề toàn quốc lần thứ II, III hội thi đã có 56+... thí sinh xuất sắc tham dự đại diện cho 37+... tỉnh, thành hội và có đoàn khách Hội Người mù Thái Lan tham dự, giao lưu chia sẻ kinh nghiệm. Qua Hội thi đã tìm ra được những thí sinh xuất sắc đạt giải cao tạo tiền đề cho bước phát triển mới.

Hội là thành viên và tham gia đầy đủ, có trách nhiệm các Hội nghị Hiệp hội Massage của người khiếm thị khu vực Châu Á - Thái Bình Dương như: Hội nghị massage trực tiếp, trực tuyến được tổ chức tại Trung Quốc, Nhật Bản năm 2018, 2021; báo cáo về chia sẻ kinh nghiệm và thực tiễn của Hội về công tác dạy nghề cho người khuyết tật tại Hội thảo kết nối mạng lưới quốc tế bằng hình thức trực tuyến với Hội Người mù Hàn Quốc.

4. Công tác An sinh xã hội, hỗ trợ và chăm sóc đời sống hội viên

4.1. Về trợ cấp thường xuyên, cấp thẻ BHYT: Đi đôi với các giải pháp cho vay vốn, dạy nghề tạo việc làm Hội cũng luôn quan tâm đến hội viên trong diện khó khăn được đảm bảo quyền lợi. Đến nay có 52.450 người mù trong diện được hưởng trợ cấp xã hội (tăng 17.624 người tương đương 33,6%) và 62.697 người được cấp thẻ Bảo hiểm y tế (tăng 9.077 người tương đương 14,48%). Bên cạnh đó hội viên cũng được miễn giảm khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng, thuế và các khoản đóng góp của địa phương.

4.2. Về xây nhà, sửa nhà đại đoàn kết: Để hỗ trợ cho các gia đình hội viên nghèo có chỗ ở ổn định hàng năm các cấp hội phối hợp chặt chẽ với chính quyền và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, vận động sự giúp đỡ nguồn xã hội hóa và gia đình để xây sửa nhà đại đoàn kết cho hội viên, đã xây dựng 536 nhà, trị giá 29,645 tỷ đng, sửa chữa 514 nhà, trị giá 9,574 tỷ đồng.

4.3. Về trợ cấp khó khăn: Đã hỗ trợ cho 907.962 lượt người, với số tiền 387,775 tỷ đồng và nhiều phần quà có giá trị khác. Bên cạnh đó còn có nhiều hội viên được tặng sổ tiết kiệm, xây dựng công trình nước sạch.

Tỷ lệ hộ nghèo đến nay là 14,2% (giảm 8,3% so với đầu nhiệm kỳ).

Thực hiện các quy định của Chính phủ về hỗ trợ người lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 Trung ương và các tỉnh đã kiến nghị, đề xuất lên các cấp hỗ trợ người lao động và các cơ sở sản xuất kinh doanh của Hội được hưởng trợ cấp.

Năm 2020 do ảnh hưởng của nhiều cơn bão và lũ lụt lịch sử gây thiệt hại rất nặng nề về người và tài sản của các tỉnh miền Trung trong đó có người mù. Cùng chung tay chia sẻ khó khăn với các cấp Hội, TW Hội đã kêu gọi các cán bộ, nhân viên, hội viên của các Tỉnh, Thành hội, Trung tâm Đào tạo PHCN cho người mù, văn phòng TW Hội và các nhà hảo tâm dành sự chia sẻ đối với người mù miền trung, đã có 45 tập thể và cá nhân ủng hộ với số tiền 390.556.000 đồng, số tiền đó đã hỗ trợ cho người mù của 7 tỉnh miền Trung tuy không lớn nhưng có ý nghĩa sâu sắc, đã thể hiện tấm lòng của cả nước hướng về miền Trung và những người đồng tật.

5. Công tác truyền thông dân số, kế hoạch hóa gia đình

Trong nhiệm kỳ tuy không còn nhận được kinh phí trực tiếp từ Chương trình Mục tiêu quốc gia về dân số KHHGĐ, nhưng Trung ương Hội luôn có mối quan hệ chặt chẽ với Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình để giúp cho Hội có thêm nhiều nội dung hoạt động trong công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình. Một số Tỉnh, Thành hội phối hợp với chi cục dân số địa phương để xin kinh phí tổ chức tập huấn, sinh hoạt câu lạc bộ, nói chuyện chuyên đề, in tài liệu... Qua các nội dung trên đã nâng cao kiến thức cho cán bộ cũng như ý thức thực hiện pháp lệnh dân số, kế hoạch hóa gia đình cho hội viên, góp phần xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc.

 Năm 2021 được sự quan tâm giúp đỡ của lãnh đạo vụ truyền thông giáo dục và lãnh đạo Tổng cục Dân số, Hội được tham gia Chương trình phối hợp thực hiện công tác dân số giữa Tổng Cục Dân số - KHHGĐ, Bộ Y tế và Hội Người mù Việt Nam trong giai đoạn 2021 - 2025.

III. CHƯƠNG TRÌNH TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC ĐÀO TẠO VÀ NÂNG CAO DÂN TRÍ

1. Công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ hội viên

Công tác tuyên truyền của Hội nhiệm kỳ qua luôn bám sát Nghị quyết Đại hội lần thứ IX đề ra với nhiều hình thức phong phú qua Tạp chí Đời Mới, Cổng thông tin điện tử và các kênh thông tin khác; lồng ghép trong các nội dung kỷ niệm các ngày lễ lớn của Đất nước, của Hội, các buổi nói chuyện lịch sử, chuyên đề phù hợp với từng thời điểm…

Tạp chí Đời Mới tham gia đầy đủ các buổi giao ban báo chí định kỳ do Ban Tuyên Giáo Trung ương tổ chức nhằm nắm bắt các chủ trương, định hướng của Đảng, Nhà nước trong công tác tuyên truyền. Tạp chí và xưởng in chữ Braille được tiếp nhận các thiết bị công nghệ mới, hiện đại phục vụ cho công tác ghi hình làm tư liệu, sản xuất báo phát thanh, in chữ Braille, trang web. Duy trì đều đặn các loại hình tạp chí: tạp chí chữ Braille xuất bản theo định kỳ mỗi năm 6 số in 4560 quyển; tạp chí phát thanh 6 số nhân bản 3000 đĩa CD; các số tạp chí đặc biệt bằng chữ in bình thường khi Hội tổ chức những sự kiện lớn 11.100 cuốn, xây dựng nội dung và xuất bản 600 cuốn kỷ yếu “Hội Người mù Việt Nam: 50 năm xây dựng và phát triển”; Tăng cường truyền thông trên nền tảng trực tuyến như đăng tải bài viết, video, audio lên cổng thông tin điện tử của Hội và ứng dụng Hội Người mù Việt Nam trên điện thoại thông minh, Youtube, Facebook...Sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) trong việc sản xuất sách, báo nói, trực tiếp chuyển nội dung bài viết trên Cổng thông tin điện tử sang audio.

Hiện nay, cổng thông tin điện tử của Hội có hơn 1000 lượt truy cập mỗi ngày; kênh Youtube có hơn 2400 người đăng kí, trang Facebook có hơn 2100 người theo dõi. Bên cạnh đó, các cấp hội tích cực phối hợp với các báo, đài Trung ương và địa phương xây dựng các phóng sự tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Năm 2020, Tạp chí Đời Mới kỷ niệm 50 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên, tổng kết cuộc thi tìm hiểu về Tạp chí Đời Mới “Thắp sáng niềm tin, dựng xây cuộc đời mới”. Nhân dịp này, Tạp chí vinh dự được nhận bằng khen của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Để đáp ứng nhu cầu thông tin của Hội viên, trong nhiệm kỳ các đơn vị đã tích cực xuất bản được 870 ấn phẩm, tập san, bản tin nội bộ dưới nhiều hình thức dễ tiếp cận như chữ Braille, phát thanh, email …

Góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ của công tác tuyên truyền, có sự đóng góp không nhỏ và có trách nhiệm của trên 300 cộng tác viên báo chí từ Trung ương đến địa phương, trung bình mỗi năm gửi 2970 tin bài đến Tạp chí Đời Mới và các cơ quan báo chí. Bên cạnh đó, các cấp Hội tích cực phối hợp với các báo, đài địa phương xây dựng các phóng sự tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

2. Công tác giáo dục và đào tạo

Công tác giáo dục là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng năm ở mỗi cấp Hội. Để đáp ứng với tinh thần cải cách giáo dục, công tác giáo dục trong Hội được triển khai toàn diện và có nhiều hoạt động đổi mới.

Công tác giúp đỡ trẻ em đến trường: Hàng năm để chuẩn bị cho năm học mới, Trung ương Hội khảo sát nhu cầu sách giáo khoa chữ Braille ở các bậc học phổ thông, chủ động in cấp cho các em; Tham gia Hội đồng thẩm định sách giáo khoa lớp 1, 2, 6 bằng chữ Braille do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, tích cực tham gia nghiên cứu, đóng góp ý kiến và là thành viên hội đồng thẩm định hệ thống kí hiệu Chuẩn Quốc gia về chữ nổi Braille ban hành kèm theo Thông tư số 15/2019/TT – BGDĐT, chuyển đổi nội dung Thông tư sang chữ Braille và chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện; tham dự và đóng góp ý kiến trong các hội thảo về giáo dục cho người khuyết tật do Bộ GD&ĐT, Ủy ban quốc gia về người khuyết tật tổ chức như: Luật Giáo dục sửa đổi, Chính sách giáo dục hòa nhập - Thực tiễn và sự thúc đẩy ở Việt Nam, Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018 - 2020 định hướng đến năm 2025, hội thảo “Cải thiện môi trường giáo dục cho trẻ em và thanh thiếu niên khuyết tật”; Chuyển đổi tài liệu học tập, sách, truyện, lý thuyết âm nhạc sang các định dạng phù hợp như bản word, audio, file điện tử. Thành lập mạng lưới sinh viên khiếm thị Hà Nội và phát triển thành mạng lưới sinh viên khiếm thị toàn quốc, tổ chức các buổi giao lưu trực tiếp, trực tuyến; Vận động các nhà tài trợ tặng quà, tặng quỹ sinh viên, tặng radio, điện thoại... Mỗi năm có khoảng 1150 em tham gia học hoà nhập ở các bậc học phổ thông, 77 em trúng tuyển các trường cao đẳng, đại học. Hiện nay, có gần 800 người mù có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học.

Công tác xoá mù chữ, phục hồi chức năng cho người mù: bằng kinh phí ngân sách và vận động, trong 5 năm, toàn Hội đã mở được 258 lớp xoá mù chữ, phục hồi chức năng cho 2189 hội viên. Trung ương Hội đã cấp 1890 bộ học cụ, 646 bộ sách xoá mù chữ cho các lớp học. Các Trung tâm giáo dục, dạy nghề của Hội luôn phát huy tốt chức năng, nhiệm vụ, tranh thủ mọi nguồn lực để mở các lớp dạy chữ, dạy nghề, nuôi dưỡng các em trong độ tuổi đến trường, mở 280 lớp tiền hoà nhập cho 1694 em. Để trang bị cho cán bộ, hội viên có thêm kỹ năng công tác hội, kỹ năng sống, tăng cường sức khoẻ, các đơn vị đã mở các lớp Tiếng Anh, đàn Organ, cờ vua, bóng đá, yoga, khiêu vũ…

Hội thi “Đọc, viết nhanh chữ Braille” được Hội Người mù Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động, Bộ đã có văn bản chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các Tỉnh, Thành Hội tổ chức tại địa phương. Trung ương Hội đã tặng giấy chứng nhận kèm theo tiền thưởng cho 56 thí sinh đạt Giải nhất, Giải nhì Hội thi tại các Tỉnh, Thành hội với tổng số tiền thưởng là 46 triệu đồng.

Chương trình tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin đã có nhiều sự thay đổi bắt nhịp với xu hướng chung của toàn xã hội: các đơn vị chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội; Việc sử dụng máy vi tính, điện thoại thông minh trong học tập, công tác và đời sống ngày càng phổ biến và tiện ích, theo thống kê trong toàn Hội có 15 nghìn người thường xuyên sử dụng. Linh hoạt thích ứng trong đại dịch để tổ chức các buổi họp, hội thảo, hội thi, lớp học online mang lại hiệu quả cao. Mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, trong nhiệm kỳ, đã mở được 154 lớp phổ cập tin học cho 1263 hội viên, cùng nhiều lớp hướng dẫn sử dụng điện thoại thông minh. Trung ương Hội tăng cường phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các Trung tâm phát triển phần mềm để triển khai các hoạt động thúc đẩy phong trào như: tư vấn kỹ thuật cho Tổng công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC xây dựng phần mềm hỗ trợ người khiếm thị trên điện thoại thông minh; Phối hợp với Viện Công nghiệp phần mềm và Nội dung số Việt Nam, Trung tâm Đào tạo cán bộ PHCN, xây dựng hệ thống Dán nhãn dữ liệu INLAB dành cho người khiếm thị, biên soạn giáo trình và mở lớp đào tạo cho học viên các Tỉnh, Thành hội, mở ra một nghề mới, phù hợp với người mù.

Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông phát động Hội thi tin học dành cho người mù lần thứ II; 26 đơn vị nhận được sự giúp đỡ về chuyên môn, kinh phí của chính quyền địa phương, Sở Thông tin và truyền thông để tổ chức Hội thi tại địa phương, bồi dưỡng nhân tố tham gia vòng chung khảo toàn quốc, 43 thí sinh xuất sắc lọt vào vòng chung kết vinh dự nhận 14 bằng khen của Bộ Thông Tin và Truyền thông, 28 Bằng khen của Trung ương Hội, kèm theo các giải thưởng 56 triệu đồng và 16 điện thoại VSmart bằng nguồn xã hội hóa. Hội thi đã mang lại ý nghĩa về công tác tuyên truyền cũng như thúc đẩy hoạt động Công nghệ thông tin trong toàn Hội.

3. Công tác văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, nâng cao dân trí cho hội viên

Hưởng ứng phong trào phát triển văn hóa đọc, phục vụ học tập suốt đời cho người khiếm thị, Hội Người mù Việt Nam đã ký kết Chương trình phối hợp với Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch triển khai nhiều hoạt động: tăng cường sự kết nối hoạt động phòng đọc sách dành cho người khiếm thị tại các thư viện công cộng, khảo sát nhu cầu về nội dung, trang thiết bị nghe đọc của hội viên để xây dựng kế hoạch phù hợp; Tổ chức các cuộc thi viết bằng hình thức trực tuyến như:

Phát động trong toàn Hội 2 lần Cuộc thi Đại sứ văn hóa đọc do Bộ Văn h - Thể thao và Du lịch tổ chức; 32 thí sinh xuất sắc lọt vào vòng chung khảo toàn quốc đạt được 09 giải với tổng giải thưởng và học bổng của Ban Tổ chức trao tặng là 25 triệu đồng

Cuộc thi “Gia đình đọc sách, gắn kết yêu thương” tuyển chọn được 33 bài tham dự vòng chung khảo và trao giải cho 25 thí sinh, tổng trị giá giải thưởng là 35.500.000đ và 20 điện thoại Vsmart

Cuộc thi Đọc và Tự học suốt đời theo tấm gương Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận được 81 bài tham dự vòng chung khảo, ban tổ chức đã trao giải cho 51 thí sinh tổng trị giá giải thưởng 21.700.000đ và 50 điện thoại VSmart.

Phối hợp với Trung tâm Phát triển Văn hoá đọc và Học tập suốt đời tổ chức cuộc thi “Cùng bạn đọc sách, vượt qua thử thách”, 47 bài dự thi xuất sắc lọt vào vòng chung khảo toàn quốc với hình thức bài viết, audio, clip; 19 bài đạt giải với tổng giải thưởng 23 triệu đồng; 22 điện thoại VSmart đã được tặng cho các thí sinh khiếm thị có hoàn cảnh khó khăn, lọt vào vòng chung khảo.

Với 3 lần tham dự cuộc thi ONKYO dành cho người mù khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, Trung ương Hội nhận được 169 bài viết của các đơn vị, tuyển chọn 15 bài xuất sắc dự thi quốc tế, đạt 7 giải trong đó có 1 giải đặc biệt; tổng giải thưởng 2800 USD.

Hội diễn “Tiếng hát từ trái tim” lần thứ VI được Hội Người mù Việt Nam phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phát động trong toàn Hội. Với sự quan tâm của chính quyền địa phương, các Sở, Ngành văn hóa Thể thao các tỉnh, các đơn vị nhận được sự giúp đỡ về kinh phí, chuyên môn để tổ chức tại địa phương, quay video chương trình gửi dự thi chung khảo toàn quốc bằng hình thức trực tuyến. Qua các vòng sơ khảo 78 tiết mục xuất sắc tham dự vòng chung khảo toàn quốc được Ban Giám khảo là các nhạc sĩ, ca sĩ chuyên nghiệp chấm điểm và khán giả bình chọn trên kênh youtube. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch tặng 25 Huy chương Vàng, 30 Huy chương Bạc. Trung ương Hội tặng 15 Bằng khen cho các tập thể xuất sắc, 13 Bằng khen cho các tập thể có thành tích tốt, 24 giấy chứng nhận cho các giải khuyến khích và giải tiết mục yêu thích nhất. Tổng số tiền khen thưởng Hội diễn là 190.500.000đ.

Trung ương Hội tuyển chọn đội văn nghệ tham gia Festival tại Thái Lan; chương trình hoà nhạc văn hoá nghệ thuật truyền thống Việt Nam, Hàn Quốc, Trung Quốc bằng hình thức online do Hàn Quốc chủ trì. Các chương trình được Ban tổ chức đánh giá cao về chất lượng, dàn nhạc cụ dân tộc độc đáo và trang phục, để lại ấn tượng tốt khi biểu diễn.

Bên cạnh các phong trào văn hoá, văn nghệ do Trung ương Hội phát động, các đơn vị tích cực tham gia các Hội thi, Hội diễn tại địa phương, các hoạt động kỷ niệm ngày lễ lớn của Đất nước và của Hội.

IV. CHƯƠNG TRÌNH HỢP TÁC QUỐC TẾ

Ở Trung ương Hội, công tác đối ngoại đã đạt nhiều kết quả tích cực, thông qua việc thực hiện các dự án như: dự án “Khảo sát xác minh phổ biến trung tâm giáo dục công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và cuộc sống của người khiếm thị” do tổ chức JICA (Nhật Bản) tài trợ được thực hiện từ năm 2017 - 2019; dự án “Nâng cao năng lực in ấn, cung cấp thông tin và kiến thức để giúp người mù hòa nhập cộng đồng” do Hội Từ thiện Thánh hữu ngày sau (Latter-Day Saint Charities - LDSC) tài trợ; dự án “Nâng cao nhận thức pháp luật và trợ giúp pháp lý về lao động, việc làm, thực thi thủ tục hành chính trong lĩnh vực y tế, giáo dục cho người khuyết tật” do Liên minh Châu Âu tài trợ thông qua Tổ chức Oxfam; dự án “Cung cấp trang thiết bị chữ Braille cho 03 tỉnh miền Bắc - Việt Nam” do Đại sứ Nhật Bản tài trợ. Hội cũng đã ký kết thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Siloam Hàn Quốc trong việc in SGK chữ Braille, tổ chức các lớp tập huấn: lớp massage Hàn Quốc và massage cho phụ nữ mang thai, lớp hướng dẫn làm sách chữ Braille và lớp hướng dẫn sử dụng các phần mềm, thiết bị hỗ trợ người khiếm thị. Các lớp tập huấn này đều được tổ chức tại Trung tâm Đào tạo cán bộ PHCN cho người mù, do các giáo viên Hàn Quốc trực tiếp giảng dạy. Dự án in SGK vẫn được thực hiện từ năm 2018 cho đến nay. Các dự án trên đều được Hội triển khai có hiệu quả, đúng mục đích và đối tượng, mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên và được các nhà tài trợ đánh giá cao.

Nhằm thúc đẩy Nhà nước Việt Nam gia nhập Hiệp ước Marrakesh về tạo điều kiện cho người khiếm thị và những người không có khả năng đọc chữ in được tiếp cận các tác phẩm đã công bố ở định dạng tiếp cận, Hội đã phối hợp với Ủy ban quốc gia về  NKT, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch và Chương trình phát triển Liên hợp quốc - UNDP tổ chức các hội thảo lấy ý kiến tham vấn của các Bộ, Ban, Ngành liên quan về lộ trình thúc đẩy gia nhập Hiệp ước, hội thảo quốc tế với sự chia sẻ kinh nghiệm của các chuyên gia quốc tế trong lĩnh vực này. Sau các hội thảo, Hội đã gửi công văn đề nghị gia nhập Hiệp ước tới Thủ tướng Chính phủ. Văn phòng Chính phủ đã có thông báo ý kiến của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về việc “Thúc đẩy gia nhập Hiệp ước Marrakesh” tại công văn số 2804/VPCP-QHQT ngày 10/4/2020 tới các Bộ, ngành liên quan. Hiện nay, việc gia nhập Hiệp ước đã được đưa vào Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 39-CT/TW của Ban Bí thư TW Đảng; hồ sơ gia nhập Hiệp ước cũng đang được các bộ, ngành chức năng hoàn thiện.

Nhân ngày An toàn của cây gậy trắng, Hội đã xây dựng Đề án tổ chức chuỗi sự kiện “Hướng tới sự bình đẳng, hòa nhập cho người mù khu vực ASEAN” tại Hà Nội. Chuỗi sự kiện này của Hội đã nhận được chủ trương đồng ý tổ chức của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng tại công văn số 11495-CV/VPTW. Với sự quan tâm, giúp đỡ của các Ban, Bộ, ngành, đoàn thể TW, Hội đã tổ chức chuỗi sự kiện thành công và ý nghĩa….

Từ năm 2020 đến nay, Hội phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư triển khai Sáng kiến Cây gậy trắng cho người mù Việt Nam trong việc tập hợp nhu cầu sử dụng gậy của người cả nước và đã trao tặng hơn 20.300 cây gậy trắng, đồng thời, tập huấn cách sử dụng gậy an toàn cho hội viên. Từ năm 2020 - 2022, TW Hội đã ký thỏa thuận hợp tác với Trường Đại học quốc tế RMIT, tuyển chọn và trao 01 suất học bổng toàn phần mỗi năm với trị giá khoảng 1,5 tỉ đồng cho người khiếm thị tham gia học tại trường RMIT.

Ngoài ra trong nhiệm kỳ qua, TW Hội đã tiếp đón, làm việc và hợp tác với các tổ chức như Hiệp hội massage Hàn Quốc, Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật Bản, Hội Người mù New Zealand, HNM Australia, tổ chức ChildFund Australia, Japan Foundation, HNM Hồng Kông, Hội Từ tế Đài Loan, Công ty Nippon Telesoft… trong các lĩnh vực đào tạo massage nâng cao cho người mù, in sách chữ nổi, làm sách nói…

Cùng với các hoạt động, các dự án được thực hiện trong nước, hàng năm, Hội cử các đoàn đi tham dự hội nghị, tập huấn, hội thảo và Đại hội Hội Người mù các nước, Hiệp hội Người mù khu vực và thế giới để nắm bắt, trao đổi kinh nghiệm, từ đó, tiếp thu và vận dụng vào công tác Hội. Hoạt động của Hi luôn được Hiệp hội Người mù thế giới và Hiệp hội Người mù khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đánh giá cao.

Để tạo điều kiện cho các em sinh viên và hội viên có nhiều cơ hội học tập, giao lưu, hàng năm, Trung ương Hội tích cực tuyển chọn các hội viên trẻ, tham dự cuộc thi đọc, viết nhanh chữ Braille bằng tiếng Anh khu vực Đông Nam Á được tổ chức tại Thái Lan (đạt 02 giải thưởng); tham gia các chương trình giao lưu âm nhạc khu vực Đông Nam Á được tổ chức tại Thái Lan, chương trình giao lưu âm nhạc giữa người mù Hàn Quốc, Trung Quốc và Việt Nam do Trung tâm SILOAM dành cho người mù - Hàn Quốc tổ chức với hình thức trực tuyến.

Ở các địa phương, hoạt động đối ngoại cũng thu hút được sự quan tâm, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước thông qua các dự án với các hoạt động như tặng máy làm hương, các thiết bị chuyên dùng cho người mù; hỗ trợ nâng cấp cơ sở sản xuất và một số công trình, kinh phí mua trang thiết bị, mở các lớp học chữ, học nghề.

Thông qua các chương trình hợp tác quốc tế, các cấp hội đã tranh thủ được sự hỗ trợ, triển khai nhiều dự án thiết thực, hiệu quả. Đồng thời, giúp bạn bè quốc tế hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam và tổ chức Hội, góp phần nâng cao vị thế của đất nước, của Hội trong quá trình hội nhập quốc tế.

V. CÔNG TÁC PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM MÙ

Hiểu rõ những khó khăn của phụ nữ và trẻ em mù, các cấp Hội luôn chú trọng công tác quan tâm, hỗ trợ, giúp chị em và các cháu vươn lên trong cuộc sống. Ban Công tác phụ nữ và trẻ em được củng cố, kiện toàn từ TW đến địa phương. Bên cạnh đó, số chị em được cơ cấu vào các cương vị chủ chốt trong các cấp Hội ngày càng tăng. Hiện nay, có 258 chị là cán bộ chủ chốt tại các cấp hội, trong đó: 01 chị là Phó Chủ tịch TW Hội; 20 chị là Chủ tịch, Phó Chủ tịch các Tỉnh, Thành hội; 237 chị là Chủ tịch, Phó Chủ tịch các Quận, Huyện hội.

Năm 2018, TW Hội thực hiện dự án “Nâng cao năng lực và bảo vệ quyền cho phụ nữ mù” do Câu lạc bộ phụ nữ quốc tế tại Hà Nội tài trợ với các hoạt động: Tập huấn Công tác phụ nữ và trẻ em; xây dựng Diễn đàn Phụ nữ trên Cổng thông tin điện tử của Hội; thu âm và in sao 1000 đĩa CD với các nội dung: chăm sóc sức khỏe, chính sách, pháp luật liên quan đến phụ nữ và trẻ em khuyết tật; tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để cộng đồng thêm cảm thông, thấu hiểu và chung tay giúp đỡ nhiều hơn đối với phụ nữ mù nói riêng, người mù và người khuyết tật nói chung. Một số đơn vị cũng đã xây dựng và thực hiện các dự án về Bình đẳng giới, bảo đảm quyền và chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao kĩ năng sống độc lập cho hội viên nữ… do các tổ chức quốc tế tài trợ.

Trong nhiệm kì, các cuộc hội thảo về công tác phụ nữ và trẻ em, hỗ trợ hội viên nữ xây dựng hạnh phúc gia đình; tập huấn về bình đẳng giới, công tác gia đình… đã được tổ chức thành công bằng các hình thức trực tiếp, trực tuyến với sự tham gia của Vụ Bình đẳng giới - Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội, Vụ Gia đình - Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; lãnh đạo, cán bộ phụ trách công tác phụ nữ và trẻ em của TW Hội và các Tỉnh, Thành hội đã mang lại nhiều thông tin, kiến thức; đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phụ nữ và trẻ em trên từng lĩnh vực cụ thể. TW Hội cũng đã chuyển đổi 06 đầu sách dành cho phụ nữ và trẻ em, in chữ Braille, in sao đĩa CD với tổng số 2000 bản để gửi về cho các địa phương và đưa lên Cổng thông tin điện tử của Hội. Bên cạnh đó, TW Hội cũng đã vận động Tập đoàn VinGroup trao tặng 60 điện thoại VSmart cho 60 chị em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, giúp chị em có thêm phương tiện liên lạc, truy cập, nắm bắt thông tin, kiến thức.

Nhằm đẩy mạnh Chương trình hỗ trợ trẻ em mù - đa tật, TW Hội phối hợp với Trường quốc tế Perkins (Hoa Kỳ) và Trung tâm Bảo trợ khiếm thị Nhật Hồng tổ chức tập huấn công tác hỗ trợ trẻ em mù - đa tật cho 16 cán bộ, giáo viên tại 06 đơn vị: Hải Dương, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc và Thừa Thiên Huế. Thực hiện hỗ trợ cho 165 trẻ em mù - đa tật tại 09 tỉnh: Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Bình Thuận và Hậu Giang với các hoạt động tập huấn, hướng dẫn gia đình chăm sóc, phục hồi chức năng và giáo dục trẻ em mù - đa tật; hỗ trợ kinh phí chăm sóc các cháu tại gia đình với số tiền hơn 400 triệu đồng mỗi năm. Trao học bổng cho tổng cộng 106 sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, mỗi suất 5 triệu đồng.

Nhân dịp Tết Nguyên đán, ngày Quốc tế Phụ nữ, Quốc tế Thiếu nhi, tháng hành động vì trẻ em, Tết Trung thu, khai giảng năm học mới, ngày Phụ nữ Việt Nam… Các cấp hội đã tổ chức nhiều hoạt động phong phú nhằm chăm sóc, động viên, nâng cao kiến thức cho chị em và các cháu như: Gặp mặt, toạ đàm, nói chuyện chuyên đề, tặng quà, tặng học bổng, biểu dương, khen thưởng, tổ chức vui chơi, giao lưu cho các em thiếu nhi, tổ chức hội thi cắm hoa nghệ thuật, hội thi nấu ăn… Để ứng phó trong tình hình dịch Covid-19, các hoạt động tư vấn, chăm sóc sức khỏe trong mùa dịch, trợ cấp khó khăn cho chị em và các cháu được chú trọng. Đặc biệt, một số đơn vị đã tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu, giao lưu bằng hình thức trực tuyến.

Các câu lạc bộ, nguồn quỹ chăm sóc phụ nữ và trẻ em được nhiều đơn vị duy trì và phát triển. Một số Tỉnh, Thành hội tiếp tục vận động các nhà hảo tâm hỗ trợ thêm kinh phí, phương tiện sản xuất, trợ cấp thường xuyên cho phụ nữ và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (với mức 300.000 vnđ - 1.500.000 vnđ/người/tháng). Năm 2021, TW Hội phát động chương trình: Chung tay hỗ trợ “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ mù khó khăn về nhà ở. Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid - 19, các cấp Hội đã nỗ lực vận động làm mới 45 nhà, sửa chữa 55 nhà cho chị em với tổng số tiền 3,8 tỉ đồng. Ngoài ra, TW Hội đã vận động 120 triệu đồng hỗ trợ làm nhà cho 03 hội viên nữ tại Sơn La, Thanh Hoá và Bình Phước, đặc biệt các đơn vị đã quyên góp trong cán bộ, hội viên số tiền 150.167.000 đồng hỗ trợ làm nhà mới cho 3 hội viên nữ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Đây là một hoạt động mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, một hình ảnh đẹp, thể hiện tình đoàn kết, gắn bó trong tổ chức Hội, sự quan tâm, sẻ chia, giúp chị em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được sống trong những ngôi nhà vững chắc, an toàn, ấm áp; từ đó, có điều kiện phấn đấu vươn lên hoà nhập cộng đồng.

VI. TRUNG TÂM ĐÀO TẠO CÁN BỘ PHỤC HỒI CHỨC NĂNG CHO NGƯỜI MÙ

Trung tâm Đào tạo Cán bộ Phục hồi chức năng cho người mù là đơn vị sự nghiệp thuộc Trung ương Hội, đến nay đã 25 năm đi vào hoạt động, có chức năng, nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực là người mù cho các tỉnh, thành hội và cộng đồng. Trung tâm luôn hoàn thành tốt mọi chức năng, nhiệm vụ được giao. Quy mô, chất lượng đào tạo không ngừng được mở rộng và nâng cao. Cùng với việc chuẩn hóa trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên, Trung tâm tiếp tục củng cố, phát triển các mối quan hệ hợp tác với các cơ sở như: Học viện Hành chính, Học viện Phụ nữ, Học viện Y dược học cổ truyền, Trường Cao đẳng y dược Thăng Long… trong việc tổ chức đào tạo và nghiên cứu khoa học. Trong nhiệm kì qua, Trung tâm tổ chức đào tạo, tập huấn được 17 khóa cho 2.157 lượt học viên, với 23 loại hình lớp khác nhau như: Âm nhạc; Công tác xã hội; Công nghệ thông tin; Giáo viên dạy chữ, dạy nghề, dạy PHCN; Nghiệp vụ quản lý; Xoa bóp bấm huyệt; Thủ công mnghệ; Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, đặc biệt, 33 học viên được tham gia lớp Y sĩ y học cổ truyền ở trình độ Trung cấp; 195 học viên được đào tạo nghề Dán nhãn dữ liệu. Sau khi hoàn thành mỗi khóa học, hầu hết học viên đều trở thành lực lượng hạt nhân, nòng cốt trên các mặt công tác hội tại địa phương, có việc làm, thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình. Bên cạnh việc trực tiếp đào tạo tại Trung tâm, nhằm góp phần giảm bớt khó khăn về kinh phí đi lại, đồng thời từng bước rút ngắn khoảng cách về trình độ nghề nghiệp giữa các vùng miền, Trung tâm tổ chức 05 lớp Nghiệp vụ Quản lý, xoa bóp bấm huyệt, giáo viên dạy chữ Braille cho 183 học viên cùng những lớp tập huấn kĩ năng làm việc nâng cao trình độ cho các đơn vị ở khu vực Miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ; Hỗ trợ giáo viên cho các Tỉnh, Thành hội tổ chức tập huấn tại địa phương như: Vĩnh Phúc, Bình Định, Bình Thuận… Tiếp tục các hoạt động biên soạn, chỉnh lý, bổ sung, cập nhật, chuyển đổi, in ấn chương trình, giáo trình, tài liệu, các hoạt động nghiên cứu khoa học; Tham gia tổ chức và đóng góp vào thành công của các hội nghị, hội thảo, hội thi của Trung ương Hội.

 

ĐÁNH GIÁ CHUNG

Mặc dù hoạt động của Hội diễn ra trong điều kiện còn nhiều khó khăn, song kết quả toàn diện các mặt công tác đã khẳng định phương hướng nhiệm vụ Đại hội lần thứ IX đề ra là đúng đắn. Công tác chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ có hiệu quả, tổ chức tốt các hội nghị sơ kết, tổng kết rút ra bài học, nhân rộng mô hình hay. Nghị quyết Đại hội IX đã được thực hiện một cách nghiêm túc, sáng tạo, nhiều yêu cầu, nhiệm vụ phát sinh được nghiên cứu chỉ đạo kịp thời, cơ bản đạt và vượt mức các chỉ tiêu đề ra.

1. Ưu Điểm

Công Tác tổ chức: Thành lập thêm được 1 Tỉnh hội, tăng .... Hội cơ sở đạt ...% và .... hội viên mới. Hội được củng cố kiện toàn; Cán bộ các cấp hội thường xuyên được bồi dưỡng, nâng cao năng lực. Hoạt động Hội ngày càng chuyên nghiệp, chuyên sâu.

Tổ chức Hội không ngừng củng cố và phát triển, uy tín của Hội ngày càng được nâng cao vị thế trong và ngoài nước. Đời sống người mù không ngừng được cải thiện.

 Hội thực hiện tốt Điều lệ Hội Người mù Việt Nam được Bộ Nội vụ phê duyệt. Hoàn thành các nhiệm vụ chương trình Nhà Nước mà Hội tham gia: Chương trình việc làm, Chương trình xóa đói giảm nghèo, Chương trình dạy nghề cho người khuyết tật, Chương trình nâng cao dân trí, Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình… Tích cực tham gia phản biện, đóng góp ý kiến trong các chương trình hội nghị, hội thảo do các bộ, ngành tổ chức.

Công tác Kiểm tra được các cấp Hội chú trọng, đơn thư của cán bộ Hội viên cơ bản được giải quyết kịp thời, số lượng đơn thư giảm so với đầu nhiệm kỳ.

Công tác Lao động sản xuất và chăm sóc hội viên: Việc triển khai cho vay vốn Quỹ Quốc gia về việc làm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng, hiệu quả cao, nghiêm túc trong việc trả nợ, lãi giữ vững uy tín của Hội, nguồn vốn đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực giúp cho nhiều hội viên phát triển kinh tế gia đình tăng thu nhập ổn định cuộc sống.

Công tác dạy nghề đã trang bị những kiến thức cơ bản cho hội viên để áp dụng tiến bộ khoa học trong chăn nuôi, sản xuất hàng hóa, dịch vụ, nâng cao chất lượng nguồn lực lao động.

Các cơ sở sản xuất tập trung, cơ sở xoa bóp của Hội duy trì và mở cửa trở lại trong thời gian dịch bệnh được kiểm soát hiện nay đã dần ổn định trong tình hình mới.

Song song với việc vay vốn, dạy nghề tạo việc làm các cấp Hội đã tích cực đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong hoạt động Hội, vì thế đã giúp cho Hội có điều kiện tổ chức các hoạt động phong phú, đa dạng, chăm sóc người mù được tốt hơn.

Công tác Tuyên truyền, văn hóa, giáo dục: Hội đã tích cực phối hợp với các Bộ, ngành để tranh thủ sự giúp đỡ khi triển khai các hoạt động, các Hội thi, Hội diễn, linh hoạt chuyển đổi hình thức tổ chức phù hợp trong diễn biến dịch bệnh. Căn cứ vào các văn bản phối hợp Hội người mù các cấp luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của chính quyền địa phương, các sở, ban ngành về kinh phí, chuyên môn để triển khai đồng bộ từ Trung ương đến Hội cơ sở, thúc đẩy phong trào trên các mặt hoạt động phát triển văn hoá đọc, sử dụng chữ Braille, công nghệ thông tin, văn hoá văn nghệ, tạo phong trào hoạt động cho mọi đối tượng cán bộ, hội viên tham gia.

Công tác giúp đỡ trẻ em đến trường có những bước mở rộng để hỗ trợ các em học sinh: chủ động in sách giáo khoa chữ Braille, chuyển đổi tài liệu học tập sang các định dạng dễ tiếp cận như bản word, mp3, file điện tử, hỗ trợ điện thoại thông minh. Phát triển mạng lưới sinh viên khiếm thị, triển khai nhiều hoạt động giúp đỡ các em.Tham gia hội đồng thẩm định sách giáo khoa chữ Braille do Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì.

Hợp tác Quốc tế:  Thông qua các chương trình hợp tác quốc tế, các cấp hội đã tranh thủ được sự giúp đỡ, triển khai các dự án có nội dung thiết thực: Nâng cao nhận thức kỹ năng làm việc, dạy nghề, tiếp nhận trang thiết bị chuyên dụng cho người mù. Hội đã góp phần cùng với Đảng, Nhà nước trong công tác đối ngoại nhân dân.

Công tác Phụ nữ và Trẻ em mù: Công tác phụ nữ và trẻ em tiếp tục được các cấp Hội quan tâm, hoạt động từng bước đã đi vào chiều sâu, có hiệu quả. Nhiều đơn vị đã chủ động liên hệ, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm tổ chức các hoạt động nâng cao kiến thức, kỹ năng và hỗ trợ, chăm sóc đời sống vật chất, tinh thần cho chị em và các cháu.

Chương trình: Chung tay hỗ trợ “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ mù khó khăn về nhà ở được nhiều đơn vị tích cực hưởng ứng, mang lại hiệu quả thiết thực và có sức lan toả trong tổ chức Hội và cộng đồng.

Trung tâm: Cơ sở hạ tầng với kết cấu tương đối phù hợp với người khiếm thị. 

Có đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên với trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao, có kinh nghiệm tổ chức, quản lý nhiều loại hình lớp khác nhau cho người mù ở Việt Nam.

Trước sự bùng phát của dịch Covid-19, Trung tâm đã chủ động thích nghi trong việc chuyển đổi hình thức đào tạo cũng như phối hợp với TW Hội và Viện Công nghiệp phần mềm và nội dung số xây dựng phần mềm Công nghệ để tạo việc làm mới cho người mù. Tạo bước đột phá trong việc đào tạo lớp Y sĩ Y học cổ truyền dành cho người mù.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

2.1 Tồn tại, hạn chế

Công tác Tổ chức: Một số cấp Hội chưa nghiêm túc thực hiện Điều lệ Hội, các quy định hướng dẫn, cũng như sử dụng Điều lệ riêng. Cá biệt có đơn vị có tư tưởng tách Hội, hoặc hoạt động chưa mang lại hiệu quả cao, chưa khẳng định được vị thế của Hội tại địa phương... ảnh hưởng tới tính thống nhất trong Hội.

Còn có Tỉnh hội, công tác chuẩn bị cho Đại hội, quy hoạch cán bộ chưa tốt nên không thể Đại hội đúng nhiệm kỳ.

Hiện nay còn 5 tỉnh chưa có Hội: Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang, Kon Tum, ở các địa phương này người mù không có cơ hội để được học tập, lao động như những tỉnh, thành đã có Hội.

Cán bộ Kiểm tra các cấp hội chủ yếu là kiêm nhiệm, chưa được đào tạo nghiệp vụ, nên việc giải quyết đơn thư còn lúng túng. Còn có đơn thư phản ánh không đúng, vượt cấp làm ảnh hưởng tới uy tín của Hội.

Công tác Lao động sản xuất và chăm sóc hội viên: Công tác kiểm tra, đánh giá thực tế của các địa phương còn ít, nhất là các Tỉnh hội không có hội cơ sở, ngoài ra một số đơn vị cấp quận, huyện, thị còn thiếu cán bộ sáng nên việc khảo sát, kiểm tra công tác vay vốn còn hạn chế.

Nguồn kinh phí dạy nghề của địa phương còn ít nên chưa đáp ứng đủ nhu cầu học nghề cho các hội viên.

Các cơ sở sản xuất tập trung và cơ sở xoa bóp bị ảnh hưởng lớn do đại dịch Covid-19 nên phải đóng cửa hoàn toàn trong một thời gian theo quy định của Nhà nước, vì vậy cũng ảnh hưởng lớn đến việc làm và thu nhập của người lao động.

Công tác Tuyên truyền, văn hóa, giáo dục: Việc tổ chức, tham gia các hoạt động phong trào không đồng đều ở các đơn vị, vùng miền; một số ít đơn vị hầu như không tổ chức các hoạt động khi Trung ương Hội triển khai; Tập trung ở các tỉnh phía Nam, các đơn vị mới thành lập.

Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc tổ chức các hoạt động tập thể, mở lớp học, phong trào văn hoá, văn nghệ, thể thao gặp nhiều khó khăn.

Công tác Hợp tác quốc tế: Việc xây dựng các dự án, vận động tài trợ ở một số địa phương còn hạn chế.

Công tác Phụ nữ và Trẻ em: Công tác phụ nữ và trẻ em ở một số địa phương còn đơn điệu, chưa rõ nét. Trình độ năng lực, điều kiện làm việc của các cán bộ làm công tác phụ nữ và trẻ em ở một số đơn vị còn hạn chế nên chất lượng, hiệu quả hoạt động chưa cao.

Đời sống của chị em và các cháu nhìn chung còn gặp nhiều khó khăn; đặc biệt do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19. Hiện vẫn còn 1139 hội viên nữ khó khăn về nhà ở. Một số hoạt động tập thể không tổ chức được trực tiếp.

Trung tâm: Hạ tầng cơ sở, phương tiện, trang thiết bị ngày một xuống cấp do sự tác động của thời gian và các công trình xây dựng lân cận.

Nguồn kinh phí hoạt động còn nhiều thiếu thốn.

Nhiều đơn vị vẫn cử học viên không đúng với tiêu chí của từng loại hình lớp, trình độ đầu vào của học viên không đồng đều, nguyên nhân mù, điều kiện, hoàn cảnh sự khác biệt về lứa tuổi đã tác động không nhỏ tới kết quả đào tạo.

2.2 Nguyên nhân của hạn chế

Nguyên nhân chủ quan: Đội ngũ cán bộ của một số đơn vị nhất là cấp cơ sở, thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn. Nội dung, phương thức hoạt động chậm đổi mới, chưa tích cực nghiên cứu, tổng kết thực tiễn, nhân rộng mô hình, học tập kinh nghiệm hay để áp dụng phù hợp với đơn vị mình.

Một số đơn vị chưa phát huy được nội lực của địa phương, hoạt động thụ động, trông chờ vào sự bao cấp của Nhà nước, sự trợ giúp của cộng đồng. Việc tham mưu với cấp ủy Đảng chính quyền, sự phối hợp với Mặt trận Tổ quốc và các Ban, Ngành đoàn thể chưa được sát sao.

Nguyên nhân khách quan: Nhà nước đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, Luật, liên quan đến người khuyết tật, nhưng còn chậm đi vào cuộc sống.

Một số đơn vị thành lập Hội sau Nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 không được hưởng chính sách Hội có tính chất đặc thù. Các văn bản như: Kết luận số 102-KL/TW ngày 22/9/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) “về hội quần chúng” và Nghị quyết số 18-NQ/TW, Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương (khóa XII) về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”. Vì vậy một số đơn vị ở các cấp Hội đã bị tinh giản, cắt chỉ tiêu biên chế, hoạt động rất khó khăn.

Sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số nơi chưa đúng mức, chế độ thù lao công tác Hội không được thống nhất, phụ thuộc vào từng địa phương.

Do ảnh hưởng nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 diễn ra gần 3 năm trở lại đây đã ảnh hưởng đến mọi hoạt động của Hội và hội viên.

VII. BÀI HỌC KINH NGHIỆM

Một là: Tranh thủ sự lãnh đạo và giúp đỡ của các cấp, các ngành, làm tốt công tác tham mưu với Đảng, Nhà nước, cấp ủy, chính quyền. Chủ động xây dựng kế hoạch, đề xuất các nội dung, chương trình để tham gia các chương trình mục tiêu của Nhà nước, của địa phương phù hợp với hoạt động Hội và người mù. Tích cực phối hợp với các Bộ, Ban, Bgành, Đoàn thể trong việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật liên quan đến Hội và người khuyết tật.

Hai là: Thường xuyên chăm lo công tác cán bộ các cấp Hội. Đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí cán bộ có năng lực, phẩm chất tốt, có uy tín cao và tâm huyết với Hội, phải được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Ba là: Không ngừng đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, hoạt động có trọng tâm, trọng điểm, hướng về cơ sở, mọi hành động, kết quả đạt được phải hướng tới mục tiêu “Vì hạnh phúc của người mù”. Duy trì và nâng cao hiệu quả các phong trào thi đua của Hội, cũng như ở địa phương, tạo động lực mạnh mẽ để cán bộ, hội viên phấn đấu, trưởng thành.

Bốn là: Tích cực xã hội hóa hoạt động Hội, giữ tốt vai trò là cầu nối trong công tác nhân đạo. Công tác xã hội hóa phải thiết thực, có hiệu quả, đảm bảo công khai, minh bạch, tạo niềm tin với các tổ chức, nhà tài trợ. 

Năm là: Tăng cường công tác tuyên truyền, tích cực kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện các chủ trương của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ. Kịp thời giải quyết những vấn đề bức xúc trong cán bộ, hội viên, biểu dương, khen thưởng kịp thời. Các hoạt động phải được sơ kết, tổng kết thường xuyên, nhân rộng những mô hình hay, những điển hình tiên tiến.

 

Phần 2

PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

NHIỆM KỲ X (2022 - 2027)

Trong giai đoạn 2022 - 2027, hoạt động Hội tiếp tục được triển khai trong bối cảnh được dự báo có nhiều thuận lợi, thời cơ, nhưng cũng đối mặt với những khó khăn, thách thức đan xen, có tác động rất lớn đối với công tác Hội và Người mù.

Kế thừa, phát huy kết quả đạt được của các cấp Hội trong nhiệm kỳ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước sự giúp đỡ của các cấp, các ngành, tổ chức và cộng đồng xã hội; Hội Người mù Việt Nam tiếp tục đoàn kết một lòng, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động, thực hiện thành công những mục tiêu và giải pháp chủ yếu sau đây.

I. MỤC TIÊU CHUNG

Xây dựng và phát triển tổ chức Hội vững mạnh, thực hiện tốt chức năng đại diện, tập hợp, chăm sóc người mù; Lấy chủ đề của Đại hội “Phát huy tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo, tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động Hội, vì sự tiến bộ của người mù” là mục tiêu xuyên suốt nhiệm kỳ.

II. CÁC CHỈ TIÊU CƠ BẢN:

1. Thành lập thêm được 01 Tỉnh hội trở lên.

2. Các tỉnh thành lập trong vòng 5 năm phấn đấu 30 % huyện, thị, thành phố trực thuộc tỉnh hội có tổ chức hội, có trên 40 % đơn vị hoàn thành xuất sắc và có 40 % trở lên đạt loại khá. Không có tỉnh, thành hội yếu kém.

3. Có trên 70% người mù trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên. Doanh thu của các cơ sở sản xuất mỗi năm tăng hơn năm trước trên 10%, phấn đấu doanh thu cả nhiệm kỳ ước tính khoảng hơn 700 tỷ.

4. Thu nhập bình quân của người lao động ở các cơ sở đạt tối thiểu mức lương cơ sở trở lên, riêng đối với nhân viên xoa bóp đạt mức lương tối thiểu vùng trở lên.

5. Sử dụng vốn vay từ Quỹ quốc gia về việc làm có hiệu quả, không có vốn tồn đọng, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 0,05%.

6. Tỷ lệ giảm nghèo bền vững theo hướng đa chiều, mỗi năm giảm từ 1-1,5 %. Phấn đấu cuối nhiệm kỳ X tỷ lệ nghèo của Hội dưới 10%.

7. 100% các đơn vị duy trì tốt nề nếp các buổi sinh hoạt Hội, tổ chức các câu lạc bộ, nói chuyện chuyên đề; tích cực triển khai các cuộc vận động, các phong trào thi đua.

8. 100% các hội cơ sở kết nối internet và ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội, 95% cán bộ chủ chốt ở cấp huyện hội trở lên đều sử dụng tin học và chữ Braille thành thạo trong công việc.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Không ngừng củng cố và phát triển tổ chức Hội

Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ Hội các cấp có phẩm chất đạo đức, tư duy đổi mới, tâm huyết với công tác Hội, có trình độ, kỹ năng vận động, tập hợp hội viên, đáp ứng yêu cầu công tác trong giai đoạn hiện nay. Quan tâm đến đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch cán bộ nhất là đội ngũ cán bộ trẻ, cán bộ nữ. Thực hiện công tác điều chuyển cán bộ ở những nơi có điều kiện. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả đề án “ Cải cách Hành chính” giai đoạn 2022 - 2027 trong các cấp Hội.

Đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo giữa các cấp Hội, công tác tham mưu, phối hợp với cấp ủy, chính quyền và các ngành liên quan đảm bảo việc thực hiện hiệu quả các phong trào và nhiệm vụ trọng tâm của Hội. Chú trọng nâng cao chất lượng ở Chi hội, Hội xã phường. Quan tâm đến những nơi mới thành lập, nơi yếu.

Xây dựng Điều lệ hoạt động theo tính thống nhất chung, theo Kết luận Số 102-KL/TW của Bộ Chính trị ngày 22 tháng 9 năm 2014 về Hội quần chúng. Rà soát, bổ sung sửa đổi, thay thế các quy định, quy chế phù hợp với tình hình Đất nước và Hội. Thực hiện tốt quy chế dân chủ; sâu sát với cơ sở, tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá, tổng kết mô hình, rút kinh nghiệm để nhân rộng các mô hình hoạt động hiệu quả.

Công tác phát triển Đảng được quan tâm, chú trọng: các tổ chức đoàn thể giới thiệu những quần chúng ưu tú phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

Tổ chức Tổng kết 15 năm thực hiện Cuộc vận động “Tăng cường đoàn kết, chủ động vươn lên, bình đẳng hòa nhập với cộng đồng” và Chương trình “Hành động việc làm - xóa đói giảm nghèo”.

Tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Đề án cuộc vận động “Cải cách Hành chính”.

Tích cực tham gia giám sát, đóng góp ý kiến, phản biện, đề xuất với Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các ban, ngành về việc xây dựng, thực hiện Luật, chính sách an sinh xã hội liên quan đến Hội, người khuyết tật.

Phát huy vai trò các tổ chức Đảng, công đoàn và các tổ chức đoàn thể trong mỗi cấp Hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ tại cơ sở gắn liền với việc đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng.

Kịp thời xử lý những vi phạm nguyên tắc, quy định, Điều lệ Hội và những vi phạm khác ảnh hưởng đến uy tín, vị thế của Hội.

Đẩy mạnh công tác Thi đua - Khen thưởng, để Thi đua - Khen thưởng thực sự là động lực cho cán bộ, hội viên phấn đấu mang lại hiệu quả trong hoạt động Hội. Tổ chức Đại hội thi đua yêu nước lần thứ IV năm 2025.

Công tác phát triển Đảng được quan tâm, chú trọng: các tổ chức đoàn thể giới thiệu những quần chúng ưu tú phấn đấu được đứng trong hàng ngũ của Đảng.

2. Mở rộng các mô hình sản xuất, tạo việc làm ổn định, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người mù

Đẩy mạnh các chương trình trọng tâm trong công tác việc làm, xóa đói giảm nghèo. Tích cực phối hợp với các bộ, ngành để tiếp tục thực hiện các chương trình mục tiêu của Nhà nước về Vay vốn từ quỹ Quốc gia về việc làm, Chương trình dạy nghề, chương trình giảm nghèo bền vững, Truyền thông dân số kế hoạch hóa gia đình đạt hiệu quả cao. Đồng thời chủ động xây dựng, đề xuất những nội dung mới phù hợp, để Hội được tham gia nhiều hơn nữa các chương trình mục tiêu của Nhà nước.

Tăng cường kiểm tra, thẩm định, đánh giá các chương trình mục tiêu Nhà nước giao cho, tháo gỡ những vướng mắc trong quá trình triển khai, đem lại hiệu quả cao các nội dung thực hiện.

Cải tiến trang thiết bị, mở rộng các mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩm, nghiên cứu thêm các mặt hàng mới phù hợp với người mù, từng bước tăng doanh thu của cơ sở và mức thu nhập của người lao động. Nâng cao tay nghề cho kỹ thuật viên xoa bóp, kỹ năng giao tiếp ứng xử với khách hàng để xoa bóp trở thành nghề có thương hiệu của người mù, được nhiều người biết đến.

Đảm nhiệm tốt vai trò chủ nhà Hội thảo Massage lần thứ XVI khu vực Châu Á - Thái Bình Dương lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam năm 2023.

Tổ chức hội thi tay nghề tẩm quất xoa bóp toàn quốc lần thứ IV, lần thứ V.

Quản lý, sử dụng tốt hiệu quả các nguồn vốn vay từ Quỹ Quốc gia về việc làm, các cấp hội chủ động tăng thêm nguồn vốn địa phương, vốn vận động, để tăng nguồn vốn vay cho hội viên đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, đáp ứng cơ bản nhu cầu vay của người mù trong độ tuổi lao động, tạo điều kiện cho hội viên phát triển kinh tế gia đình.

Các trung tâm đào tạo từng bước được chuẩn hóa về quy mô và nội dung, tranh thủ mọi nguồn lực, tích cực mở các lớp dạy nghề ngắn hạn, chú trọng đến nghề truyền thống của địa phương, của Hội, đạt chất lượng, đảm bảo học viên hoàn thành khóa học có tay nghề tốt, đáp ứng được nhu cầu công việc. Quan tâm đến việc xây dựng mô hình hợp tác xã đối với các cơ sở sản xuất do Hội quản lý.

Thường xuyên chăm lo đời sống hội viên, phấn đấu 100% hội viên trong diện được hưởng các chính sách an sinh xã hội. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa, làm nhà Đại đoàn kết và sửa nhà dột nát, xây dựng công trình nước sạch, vệ sinh. Tặng quà nhân ngày lễ, tết hoặc trợ giúp những đợt bị ảnh hưởng nặng nề thiên tai lũ lụt…

3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục đào tạo và nâng cao dân trí cho hội viên.

Các cấp Hội cần tăng cường, đổi mới công tác tuyên truyền, chủ động xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch tuyên truyền theo tháng, quý, năm, bám sát các sự kiện lớn của đất nước, của Hội, kịp thời cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Điều lệ, Nghị quyết của Hội đến với hội viên. Xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cộng tác viên có chuyên môn và tâm huyết để chủ động phối hợp với các ban, ngành, các cơ quan báo, đài của địa phương kịp thời đưa tin, phản ánh hoạt động hội đến với cộng đồng xã hội cũng như nội bộ Hội thông qua Tạp chí Đời Mới; nâng cao chất lượng nội dung các ấn phẩm, bản tin nội bộ, tập san, trang web… để hội viên được tiếp cận với các kênh thông tin thuận lợi, bổ ích.

Tạp chí Đời Mới của Trung ương Hội tiếp tục nâng cấp trang thiết bị, cải tiến nội dung, hình thức để xuất bản có chất lượng các loại hình: chữ Braille, phát thanh, chữ in bình thường; phát triển cổng thông tin điện tử. Xây dựng các phóng sự mang tính chuyên đề minh họa sinh động cho kết quả hoạt động Hội. Duy trì tốt các hình thức tuyên truyền qua ứng dụng Hội Người mù Việt Nam trên điện thoại thông minh, youtube, facebook...

Thường xuyên cập nhập số lượng hội viên, phân loại tình trạng sức khoẻ, độ tuổi, nhu cầu học tập, bồi dưỡng kiến thức; từ đó có cơ sở xây dựng kế hoạch phù hợp, chủ động đề xuất với các ban, ngành, đoàn thể phối hợp hỗ trợ các hoạt động: Triển khai có hiệu quả chương trình phát triển văn hóa đọc, phục vụ học tập suốt đời cho người khiếm thị, tích cực chuyển đổi, cung cấp sách, truyện, tài liệu tham khảo với các định dạng dễ tiếp cận cho hội viên; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động Hội như mở các lớp phổ cập tin học, sử dụng điện thoại thông minh; xây dựng, cài đặt phần mềm, nâng cấp đường truyền internet, phòng họp trực tuyến. Xã hội hoá để cán bộ, hội viên, học sinh có điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập, công tác và đời sống. Đẩy mạnh công tác xoá mù chữ Braille, phục hồi chức năng cho hội viên, giúp đỡ học sinh, sinh viên đến trường. Tổ chức các hội thảo, diễn đàn trao đổi nhằm thúc đẩy các hoạt động giáo dục, phục hồi chức năng, công nghệ thông tin… cho người khiếm thị.

Tổ chức tốt các hoạt động văn hoá, văn nghệ, mời báo cáo viên nói chuyện chuyên đề, các buổi tham quan, tìm hiểu lịch sử; sinh hoạt câu lạc bộ… Tổ chức Hội thi Tin học toàn quốc lần thứ III, Hội diễn “Tiếng hát từ trái tim” lần thứ VII, khuyến khích, tạo điều kiện để hội viên tích cực tham gia các Hội thi, Hội diễn văn hoá, văn nghệ, thể thao.

4. Mở rộng quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước, học tập kinh nghiệm tranh thủ có thêm nguồn lực cho Hội hoạt động.

5. Tăng cường công tác quy hoạch, đào tạo, cơ cấu cán bộ nữ; tạo điều kiện để chị em phấn đấu, nâng cao trình độ, năng lực, rèn luyện phẩm chất để đáp ứng yêu cầu công tác, phát huy tình đồng tật, tình đoàn kết, xây dựng tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.

Tăng cường công tác tuyên truyền, mở rộng mối quan hệ với các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài nước nhằm xây dựng quỹ hỗ trợ cho phụ nữ, trẻ em. Tiếp tục thực hiện có hiệu quả chương trình: Chung tay hỗ trợ “Mái ấm tình thương” cho phụ nữ mù khó khăn về nhà ở; đồng thời, tổ chức thêm các hoạt động giúp chị em và các cháu vươn lên hoà nhập cộng đồng. - Tiếp tục thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ phụ nữ, trẻ em mù - đa tật với sự giúp đỡ của các tổ chức trong và ngoài nước.

6. Trung tâm Đào tạo cán bộ PHCN cho người mù dự kiến đào tạo 18 khóa học với 2.400 học viên ở các trình độ sơ cấp, trung cấp, cho nhiều loại hình lớp khác nhau. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực là người mù cho các Tỉnh, Thành hội và cộng đồng.

 

Phần 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI ĐẢNG, NHÀ NƯỚC

1. Để đảm bảo hoạt động, hiệu quả phù hợp với đặc thù người mù, kính đề nghị Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương các cấp tiếp tục giao cho Hội thực hiện các chương trình, mục tiêu của Nhà nước trên các lĩnh vực: giáo dục, văn hoá, công nghệ thông tin, việc làm… phù hợp với khả năng và hoạt động phát huy vai trò, chức năng của tổ chức Hội. Tạo điều kiện cho cán bộ, hội viên tiếp tục học tập, nâng cao trình độ lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ để nâng cao chất lượng hoạt động Hội.

2. Bộ Lao Động - Thương Binh và Xã Hội và Bộ Nội vụ có ý kiến với Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở nội vụ của 5 tỉnh: Kon Tum, Lào Cai, Điện Biên, Lai Châu, Tuyên Quang chưa có Hội sớm thành lập được Hội người mù.

3. Đề nghị các Bộ, Ngành tạo điều kiện cho Hội tham gia, thực hiện Chương trình đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định 1190/QĐ-TTg ngày 5/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ, hàng năm cấp kinh phí dạy nghề ngắn hạn cho Hội. Bổ sung thêm cho Hội nguồn vốn vay mới từ Quỹ quốc gia về việc làm.

 

Phát huy truyền thống hơn 53 năm xây dựng, phát triển và những kết quả đạt được trong nhiệm kỳ qua, các cấp Hội, mỗi cán bộ, hội viên nêu cao tinh thần đoàn kết, tích cực phấn đấu xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, thể hiện niềm tin và hành động, quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ Đại hội lần thứ X đề ra.

 

(Lưu ý: Trong dự thảo báo cáo, do chưa kết thúc nhiệm kỳ nên số liệu báo cáo chưa được cập nhật đầy đủ, chưa phải là số liệu chính thức)

 

 

Nơi nhận:

-          Các Tỉnh, Thành hội;

-          Trung tâm ĐTCB PHCN;

-          Các ban chuyên môn;

-         Lưu TCHC – VT.

TM. BAN THƯỜNG VỤ

CHỦ TỊCH

 

 

 

Phạm Viết Thu