Ảnh bìa

Gương điển hình

Sen hồng ngược gió

Cuộc thi Thắm sắc hoa nghị lực được Hội phát động năm 2023 đã tạo không khí thi đua sôi nổi, là diễn đàn giao lưu, chia sẻ và sân chơi lành mạnh giúp cán bộ, hội viên nữ tự tin thể hiện khả năng, nguyện vọng của bản thân với tổ chức Hội và cộng đồng. Cổng thông tin điện tử của Hội xin giới thiệu bài viết đạt giải nhất của cuộc thi Thắm sắc hoa nghị lực.

Đỗ Nam Khánh – Lan toả niềm vui sống với những người xung quanh

Ở phường Nam Hà, thành phố Hà Tĩnh có một chàng trai khiếm thị luôn nỗ lực vươn lên trong cuộc sống và truyền cảm hứng đến mọi người xung quanh. Đó là Đỗ Nam Khánh, học sinh lớp 12, trường Trung học phổ thông Phan Đình Phùng, thành phố Hà Tĩnh.

Nghệ nhân Lâm Minh Cường – Người lái đò đưa nhạc ngũ ấm đến với người Khmer khiếm thị tại Sóc Trăng

Trong văn hóa của người Khmer, ngũ âm được xem là linh hồn âm nhạc của đồng bào dân tộc Khmer, gắn liền với con người từ lúc sinh ra đến khi về với đất trời.

Con đường dẫn đến thành công

Dáng người nhỏ nhắn, giọng nói nhỏ nhẹ, lưu loát toát lên vẻ thông minh, lanh lợi nhưng không mất đi sự e thẹn, duyên dáng của một thiếu nữ; đó là tất cả những gì mà chúng tôi cảm nhận được khi lần đầu gặp Nguyễn Thị Hồng – kỳ thủ đạt huy chương vàng Paragame lần thứ 11 - hội viên Hội Người mù huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

Hành trình chinh phục tri thức và âm nhạc của cậu bé khiếm thị đất cảng

Cây đàn piano với 88 phím đen trắng là một thử thách không nhỏ với những ai muốn chinh phục, ngay cả với người sáng mắt. Nhưng cậu bé khiếm thị Bùi Quang Khánh – Học sinh lớp 9A8 trường THCS Hồng Bàng – Thành phố Hải Phòng không chỉ làm chủ được cây đàn được ví như ông hoàng của nhạc cụ thế giới, mà hơn thế với niềm yêu thích, đam mê âm nhạc, Khánh đã gặt hái được nhiều thành công trên con đường âm nhạc của mình. Nhưng không dừng lại ở đó, những kiến thức về tin học, lịch sử thậm chí là võ thuật cũng lần lượt được cậu bé chinh phục một cách ngoạn mục.

Cú hích thành công

Con đường đi đến thành công với người bình thường vốn đã khó, với người khiếm thị lại càng gian nan gấp bội. Nhưng chính lời dạy “Tàn nhưng không phế” của Bác đã truyền ngọn lửa ý chí, giúp họ có thêm động lực thúc đẩy khát khao vươn lên.

Thực hiện lời dạy của Bác “Tàn nhưng không phế” anh Phạm Văn Học vươn lên làm kinh tế giỏi

Xã Sơn Hồng, một xã nghèo, vùng sâu vùng xa của huyện Hương Sơn, đời sống của đa số người dân trong đó có anh chị em hội viên trong Hội còn gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng có lẽ chính từ sự khó khăn, vất vả ấy đã tôi luyện cho những con người nơi đây một nghị lực mạnh mẽ để vượt qua những gian khổ. Anh Phạm Văn Học - hội viên Hội Người mù huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh là một tấm gương điển hình như vậy.

Ngọn lửa thắp sáng trong tôi

Hơn 15 năm, được sống dưới mái nhà thân thương - Hội Người mù Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng với tôi là quãng thời gian nhiều kỉ niệm đẹp và đáng nhớ nhất trong cuộc đời. Ở lứa tuổi 20, cô bé tôi lúc ấy đang chập chững bước vào đời, với đôi mắt đang kém dần thị lực, trình độ học vấn chỉ hết lớp 12, những va vấp đi lại, va vấp của cuộc sống là trở ngại, rào cản không nhỏ. Nhưng từ khi đến với Hội Người mù quận Liên Chiểu, tôi nhận được sự quan tâm, chở che của cô chú lãnh đạo, sự giúp đỡ tận tình của các cán bộ sáng, sự đồng cảm sâu sắc của những anh chị em đồng tật.

Hạnh phúc ngày mới

Các khóa học hay buổi sinh hoạt Hội không chỉ là nơi anh chị em hội viên có cơ hội chia sẻ những vui buồn, kinh nghiệm trong cuộc sống, học hỏi thêm những kiến thức bổ ích mà với nhiều gia đình, tổ chức Hội còn là ông tơ bà nguyệt se duyên cho rất nhiều cặp đôi nên vợ, nên chồng. Vợ chồng anh Toản, chị Diện ở huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình cũng là một trong số đó. Giờ đây, anh chị đã có công việc ổn định, có cuộc sống bình yên, hạnh phúc với hai cậu con trai ngoan ngoãn, kháu khỉnh.